Là một kỹ sư công trình chuyên nghiệp, chắc hẳn phải nắm rõ được mối quan hệ mật thiết giữa mái tôn, khung kèo và thân công trình. Cách làm kèo mái tôn đúng kỹ thuật. Thiếu đi một trong 3 yếu tố này sẽ không thể đảm bảo sự vững chắc cho ngôi nhà. Nắm được tầm quan trọng của kèo mái tôn, chúng tôi có tổng hợp được các cách làm kèo mái tôn đúng kỹ thuật chia sẻ tới bạn đọc.
Xem thêm: 4 Lưu ý khi làm mái tôn sân thượng [NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT]
Mục lục nội dung
Kèo mái tôn là gì? Vai trò của kèo mái tôn
Định nghĩa kèo mái tôn
Kèo mái tôn là bộ phận gắn kết các phần của kết cấu mái. Chúng có hình tam giác cân, hai cạnh dốc về hai phía để chống đỡ hai mặt của mái nhà, cạnh đáy là xà giang, cạnh nghiêng là các thanh kèo và xà gồ đặt vuông góc trên thanh kèo, tạo thành mái dốc.
Hình ảnh kèo mái tôn thực tế
Vai trò của kèo mái tôn
Kèo mái tôn đóng vai trò giữ sự bền vững cho công trình
Kèo mái tôn có vai trò quan trọng được ví như nền móng của ngôi nhà. Nếu phần móng có tác dụng chống đỡ sức nặng của toàn bộ ngôi nhà thì kèo mái tôn có vai trò chống đỡ toàn bộ hệ thống mái để đảm bảo sự chắc chắn, bền vững cho công trình.
Cách làm kèo mái tôn cần sự tỉ mỉ, tính toán chi tiết để đảm bảo không có sai sót dù là nhỏ nhất.
Cách làm kèo mái tôn đúng kỹ thuật phổ biến hiện nay
Theo kết cấu, các sản phẩm kèo mái tôn hiện nay có dạng vòm hoặc hình chép với độ dốc 5 – 15% tùy theo diện tích công trình. Chúng được thiết kế để có khả năng chịu nhịp khẩu độ lớn khoảng 30 – 50m.
Hiện nay, kèo mái tôn có 3 loại phổ biến bao gồm:
- Sản phẩm kèo mái tôn có cấu trúc lắp ráp rời, tiếng chuyên ngành là Stick-built construction.
- Kèo mái tôn có cấu trúc ván pa-no, tên chuyên ngành là Panelized system.
- Sản phẩm có cấu trúc nhà tiền chế, tên nguyên gốc là Pre-engineer system.
Hướng dẫn cách làm kèo mái tôn chi tiết
Quy trình làm kèo mái tôn cần có sự tính toán chi tiết, tỉ mỉ
Để đảm bảo hệ thống công trình luôn vững chắc, trường tồn với thời gian thì bạn cần nắm được cách làm kèo mái tôn đúng quy trình và đúng với các tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra.
Bước 1: Xác định độ dốc mái
Tính toán độ dốc mái chính xác, chi tiết sẽ giúp giảm thiểu tình trạng nước bị tắc nghẽn trên mái nhà, giữ được tuổi thọ tối đa cho công trình. Đồng thời, xác định được độ dốc mái giúp người thi công tính toán được khoảng cách xà gồ mái cũng như chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết.
Độ dốc mái càng lớn thì cho phép thoát nước nhanh và ngăn ngừa thấm dột hiệu quả. Tuy nhiên lại tốn nguyên vật liệu khi lắp đặt. Vì vậy, bạn cần có sự tính toán kỹ lưỡng trước khi tiến hành thi công. Bạn có thể tham khảo công thức tính độ dốc dưới đây:
I = H/ L
Trong đó:
- I: độ dốc mái.
- H: chiều cao mái
- L: chiều dài mái
Công thức tính diện tích mái: Chiều dài * Chiều rộng * Độ dốc mái.
Lưu ý: Việc tính toán này cần đảm bảo độ chính xác để việc chuẩn bị nguyên vật liệu và chi phí xây dựng được chi tiết nhất.
Bước 2: Chuẩn bị nguyên vật liệu và vị trí làm việc
Dựa theo những số liệu tính toán ở trên, bạn sẽ tính được diện tích tôn lợp và một số nguyên vật liệu, dụng cụ cần chuẩn bị bao gồm: kèo, đinh vít, xà gồ, cưa, mũi khoan, máy khoan, súng bắn ghim và các phụ kiện mái tôn khác.
Cần chuẩn bị các dụng cụ thi công khi lắp kèo mái tôn
Bên cạnh đó, vị trí làm việc phù hợp là yếu tố rất quan trọng giúp đảm bảo an toàn cho người thi công và đủ không gian để chứa các dụng cụ, phế liệu khi thực hiện. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị một khu vực chuyên để bảo quản máy móc và các đồ dùng xây dựng, tránh tình trạng mất mát hoặc hư hỏng.
Bước 3: Tiến hành lắp đặt Cách làm kèo mái tôn đúng kỹ thuật
Để công việc lắp đặt diễn ra thuận lợi và suôn sẻ, gia chủ nên thuê các đơn vị thi công chuyên nghiệp để thực hiện. Theo đó, họ sẽ chia kèo, cắt vật tư phù hợp với những số liệu đã tính toán. Các bụng kèo, thanh chống, thanh cánh kèo được cố định bằng vít và được thực hiện dưới đất. Khung kèo khi được lắp xong sẽ được cố định vào tường nhờ bê tông hoặc mối hàn sao cho thật chính xác theo số liệu tính toán trước đó.
Lưu ý rằng, trong quá trình thực hiện, bạn cần dùng thước đo để đảm bảo không có sự sai lệch đối với vị trí nối tiếp. Bên cạnh đó, mối hàn và số vít cần được lắp đặt đầy đủ, vì nếu bị thiếu sẽ làm giảm sự vững chắc cho công trình.
Bước 4: Hoàn thành lắp đặt
Cần kiểm tra thêm lần nữa hệ thống kèo mái tôn sau khi cố định rồi mới lắp đặt mái tôn. Gia chủ nên vệ sinh sạch sẽ các thanh kèo, dùng sơn chống gỉ cho xà gồ và các mối hàn để đảm bảo tuổi thọ cho kết cấu khung kèo. Đợi cho khung kèo khô ráo thì gia chủ mới chuyển đến công đoạn lắp đặt mái tôn.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về cách làm kèo mái tôn đúng kỹ thuật, đảm bảo sự bền vững và tuổi thọ công trình tối đa. Nếu thấy bài viết này hữu ích thì bạn hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nhé.